Chi phí đi xuất khẩu lao động Nhật Bản cần bao nhiêu tiền 2023?

Chi phí đi xuất khẩu lao động Nhật Bản cần bao nhiêu tiền 2023?

Các khoản tiền trong chi phí xuất khẩu lao động Nhật Bản

Chi phí khám sức khỏe tổng quát

Để đi xuất khẩu lao động Nhật Bản thì việc khám sức khỏe là điều bắt buộc. Khám sức khỏe là bước sàng lọc ứng viên, lựa chọn ra những người đủ điều kiện sức khỏe đi xuất khẩu lao động Nhật Bản.

Người lao động phải khám sức khỏe tại các bệnh viện có đủ tiêu chuẩn khám sức khỏe cho người đi làm việc tại nước ngoài. Nếu bạn khám ở Hà Nội thì các bệnh viện như: Tràng An, Giao thông vận tải, Hồng Ngọc là những gợi ý cho bạn.

Chi phí khám sức khỏe đi xuất khẩu lao động dao động trong khoảng 600-800 ngàn đồng, tùy từng bệnh viện và từng hạng mục khám.

Chi phí đào tạo trước thi tuyển

Để giúp người lao động tự tin và dành được kết quả cao trong buổi phỏng vấn với phía nhà tuyển dụng Nhật Bản, các công ty môi giới xuất khẩu lao động sẽ cho người lao động tham gia một khóa học cấp tốc, thường được gọi là “học nguồn”. Thời gian đào tạo khoảng 5-7 ngày trước khi bước vào thi tuyển chính thức. Trong khóa học này, người lao động được rèn luyện về kỹ năng ứng xử, tác phong phỏng vấn cùng với đó là tiếng Nhật cơ bản chào hỏi và giới thiệu bản thân.

Hiện nay, để cạnh tranh với các đối thủ trên thị trường mà đa số công ty môi giới đều miễn trừ khoản phí này cho người lao động và thường chỉ yêu cầu người lao động tri chả tiền ăn trong 5-7 ngày đó.

Chi phí đi xuất khẩu lao động Nhật Bản cần bao nhiêu tiền 2023?
Chi phí đi xuất khẩu lao động Nhật Bản cần bao nhiêu tiền 2023?

Chi phí dịch vụ xuất khẩu lao động Nhật Bản tại các công ty môi giới

Đây là khoản chi phí mà người lao động sẽ phải đóng cho công ty môi giới xuất khẩu lao động. Các khoản tiền phục vụ cho việc xử lý, hoàn thiện hồ sơ.

Theo quy định của Bộ LĐTB & XH, phí dịch vụ mà các công ty môi giới thu của người lao động không được quá 01 tháng tiền lương cho hợp đồng lao động 01 năm và không quá 03 tháng tiền lương đối với hợp đồng lao động 03 năm

Điều này đồng nghĩa với việc người lao động sẽ phải đóng khoản phí dịch vụ khoảng 30-40 triệu đồng đối với hợp đồng làm việc 01 năm và khoảng 90-120 triệu VNĐ đối với hợp đồng làm việc 03 năm.

Xem thêm: Chi phí thay đổi lớn khi Xuất Khẩu Lao Động Nhật Bản năm 2023

Chi phí đào tạo sau trúng tuyển đơn hàng

Trước khi chính thức sang Nhật làm việc, người lao động cần trải qua khóa đào tạo tiếng Nhật và tay nghề liên quan (nếu có). Thời gian đào tạo khoảng 2-3 tháng, lúc này cũng là lúc người lao động chuẩn bị xuất cảnh.

Các khoản tiền mà người lao động cần chi trả trong quá trình đào tạo sau trúng tuyển bao gồm: tiền ăn (bữa trưa + bữa tối); tiền ký túc xá (điện, nước); học phí học tiếng Nhật; tiền sách vở tài liệu… theo chi phí thực tế.

Chi phí đào tạo tay nghề (nếu có)

Khoản chi phí này chỉ áp dụng đối với những lao động tham gia đơn hàng đặc thù, yêu cầu trình độ tay nghề công việc như: may mặc, hàn xì, lái máy xây dựng… Khoản chi phí này cũng không đáng kể nên bạn không cần lo ngại.

Tiền ký quỹ (đặt cọc chống trốn)

Theo quy định mới, khi đi xuất khẩu lao động Nhật Bản người lao động sẽ không cần phải đóng tiền cọc chống trốn. Các đơn vị tự ý thu tiền cọc chống trốn của người lao động là làm sai quy định.

Việc bỏ cọc chống trốn giúp tổng chi phí xuất khẩu lao động giảm đi đáng kể, tạo cơ hội cho nhiều lao động có hoàn cảnh kinh tế eo hẹp vẫn có thể tham gia.

Một số khoản chi phí khác

Ngoài các khoản chi phí phía trên, người lao động đi xuất khẩu lao động Nhật Bản “có thể” phải đóng thêm các khoản phí dưới đây:

Phí môi giới (thật ra không có quy định nào là bắt buộc người lao động phải đóng khoản tiền này cho công ty môi giới. Tuy nhiên để quá trình đi xuất khẩu lao động Nhật Bản được thuận lợi thì đa số người lao động vẫn đóng thêm khoản tiền này cho cán bộ tư vấn tuyển dụng, số tiền dao động khoảng 500-1000 USD

Phí làm chứng chỉ nghề 700- 1 triệu VNĐ

Đồng phục, vali, phụ phí…

Tổng kết: Từ các khoản chi phí phía trên, chúng ta có thể nhận thấy rằng tổng chi phí đi xuất khẩu lao động chỉ dao động ở mức 120-160 triệu VNĐ đối với đơn hàng hợp đồng làm việc 03 năm và 50-60 triệu VNĐ đối với đơn hàng hợp đồng làm việc 01 năm. Đây là con số có thể nói là hoàn toàn chấp nhận được khi so sánh với mức thu nhập mà người lao động nhận được hàng tháng khi làm việc tại Nhật Bản.

Xem thêm: Xin tư cách cư trú tại Nhật người lao động mất bao lâu?

Chúc bạn thành công !

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *