Có nên đi xuất khẩu lao động Nhật Bản ngành điện tử không? Xuất khẩu lao động 365 xin chào quý vị và các bạn, chúc mọi người có một ngày mới tốt lành. Nhật Bản từ lâu đã được biết đến là một quốc gia phát minh và sản xuất ra rất nhiều linh kiện điện tử. Chính vì vậy mà ngành điện tử đang được rất nhiều lao động quan tâm. Vậy ngành điện tử là ngành như thế nào? Có nên đi xuất khẩu lao động ngành điện tử không? Nếu bạn đang quan tâm đến những vẫn đề này hãy cùng chúng tôi tham khảo ở bài viết dưới đây nhé!
Ngành điện tử là gì?
Ngành điện điện tử là xây dựng hệ thống điều khiển tự động bằng tín hiệu điện; và kiểm soát các thông số điện đến máy móc một cách tự động.
Liên quan đến việc điều khiển đến tín hiệu điện thì luôn liên quan đến các mạch điện tử. Mạch điện tử là phần chính để của một hệ thống điều khiển bằng tín hiệu điện. Vì vậy cho nên khi đã làm ở ngành điện điện tử thì phải am hiểu về các loại linh kiện điện tử, mạch điện tử, hoặc chí ít là hiệu về công dụng điều khiển tín hiệu điện của các mạch điện tử xây dựng sẵn.
Và để có thể làm được một hệ thống điều khiển tự động bằng tín hiệu điện, và kiểm soát được hoạt động của các máy móc bằng điện, thì người làm trong ngành còn phải am hiểu về việc truyền dẫn điện, các thông số điện, am hiểu về máy móc muốn điều khiển, và am hiểu về các yêu cầu tự động của toàn bộ các máy móc trong một chu trình sản xuất (hoặc chu trình hoạt động).
Công việc của ngành điện tử tại Nhật Bản
Lao động Việt Nam khi xuất khẩu lao động sang Nhật Bản ngành điện tử sẽ lựa chọn làm một trong những công việc sau:
Lắp ráp thiết bị và máy móc điện tử
Lắp ráp thiết bị và máy điện
Sản phẩm bảng in
Có thể nói đơn giản, công việc ngành điện tử tại Nhật Bản chủ yếu là lắp ráp các linh kiện điện tử, các công việc liên quan đến sản phẩm điện tử khác như đánh bóng, sơn màu, đóng hàng,… Đây đều là những công việc có tính lặp đi lặp lại, không đòi hỏi nhiều kinh nghiệm, kiến thức chuyên môn nên phù hợp cho cả những người lao động nông thôn Việt Nam.
Ngành điện tử tại Nhật Bản có vất không?
Xuất khẩu lao động Nhật Bản ngành điện tử là công việc có tính ổn định, bền vững. Công việc rất nhẹ nhàng. Đặc biệt, người lao động còn được làm việc trong môi trường nhà xưởng, máy móc hiện đại. Bởi vậy, điện tử Nhật Bản đã và đang được nhiều phụ nữ Việt lựa chọn.
Tuy nhiên, thay vì không yêu cầu nhiều sức lực như ngành cơ khí hay xây dựng thì ngành điện tử lại yêu cầu người lao động phải cẩn thận, tỉ mỉ, luôn tập trung vào công việc.
Thời gian làm việc có nhiều không?
Theo quy định của luật lao động Nhật, người lao động mỗi ngày sẽ làm việc đủ 8 tiếng gọi là giờ hành chính. Tuy nhiên, người sử dụng lao động có thể cho công nhân tăng ca nếu có nhu cầu với điều kiện trả lương đầy đủ và đảm bảo tổng số giờ làm không vượt quá 2.087 giờ.
Một điểm đặc biệt của ngành điện tử Nhật Bản chính là quy định được nghỉ 1 tiếng sau mỗi 4 giờ làm việc. Bởi lẽ, đây là ngành yêu cầu sự tập trung cao, do đó người lao động cần được nghỉ ngơi, thư giãn sau thời gian dài chú tâm vào công việc của mình.
Mức lương của ngành điện tử tại Nhật
Không chỉ là công việc nhẹ nhàng, điện tử Nhật Bản còn hấp dẫn bởi mức lương khá cao. Hiện tại mức lương trung bình của một công nhân Việt Nam xuất khẩu lao động ngành điện tử tại Nhật Bản là từ 130.000 – 150.000- yên/tháng, tương đương 28 triệu đến 35 triệu tiền Việt.
Đây là mức lương cơ bản, chưa tính tăng ca. Nếu muốn tăng thêm thu nhập, các lao động Việt có thể tăng ca với mức lương làm thêm giờ được tính từ 130 – 300% mức lương chính thức. Và thời gian làm thêm thường diễn ra vào ngày nghỉ và các ngày lễ.
Ngoài ra, người lao động còn được hưởng các quyền lợi hấp dẫn khác như:
Miễn phí nhà ở, điện nước, phương tiện đi lại.
Được hưởng bảo hiểm 100%
>> Xem thêm: Có nên đi XKLĐ đơn hàng đóng gói công nghiệp tại Nhật Bản hay không?