Thách thức của Nhật Bản trước thiếu hụt lao động. Xuất khẩu lao động 365 xin chào các bạn mặc dù Nhật Bản là một quốc gia phát triển, dù có đi lên từ nhất nhiều từ những cải cách tuy nhiên Nhật Bản vẫn rất đau đầu về bài toán thiếu hụt nguồn nhân lực. Doanh nghiệp nhật bản hiện cũng gặp khó khăn rất nhiều trong việc tìm và tuyển dụng lao động. Đây cũng là một trong những vấn đề cấp thiết nhất của Nhật Bản cần giải quyết để có thể phát triển bền vững.
Rào cản lớn nhất trong phát triển kinh tế của Nhật Bản
Thách thức của Nhật Bản trước thiếu hụt lao động. Theo báo cáo kinh tế và tài chính năm 2017 mới được Chính phủ Nhật Bản công bố thì tình trạng thiếu hụt lao động là một trong những hạn chế chính mà quốc gia này cần phải khắc phục để có thể đạt được mục tiêu tăng trưởng ổn định, đồng thời tạo cơ hội nâng cao năng suất lao động và xóa bỏ tình trạng lạm phát.
Hiện phụ nữ và người già của xứ sở hoa anh đào đã tham gia nhiều hơn vào các hoạt động lao động sản xuất nhưng nhìn chung lực lượng lao động vẫn còn thiếu. Theo báo cáo này, dù kinh tế Nhật Bản đang trải qua thời kỳ phát triển dài thứ ba trong lịch sử những sức tiêu dùng vẫn rất yếu mà nguyên nhân chủ yếu là do mức tăng lương thấp.
Bên cạnh đó, năng suất làm việc tại Nhật Bản vẫn ở mức thấp hơn so với các quốc gia phát triển khác nên nước này cần đẩy mạnh các biện pháp cải cách lao động như cắt giảm thời gian làm việc, xóa bỏ phân biệt lao động dài hạn và lao động thời vụ, đồng thời tích cực ứng dụng các công nghệ tiên tiến.
Hồi tháng 2/2017, tỷ lệ thất nghiệp của Nhật Bản lần đầu tiên đã giảm xuống dưới 3% kể từ năm 1994. Bất chấp những tín hiệu này, mức tăng trưởng lương tại Nhật Bản vẫn không cải thiện nhiều. Do các công ty vẫn chần chừ trong quyết định “mở hầu bao” để tăng lương cho nhân viên do lo ngại những rủi ro và chưa thực sự tin tưởng vào tương lai phát triển kinh tế. Kéo theo đó, chỉ số tiêu dùng cá nhân cũng hết sức khiêm tốn.
Vì vậy, Chính phủ Nhật Bản cho rằng cần phải nâng cao niềm tin của người dân, đặc biệt là các thế hệ trẻ về triển vọng trong việc làm và thu nhập.
Hiện Thủ tướng Nhật Bản cũng đang theo đuổi nhiều biện pháp để cải cách lao động và coi đầu tư cho nhân lực là chìa khóa giúp thúc đẩy nền kinh tế. Ông cũng luôn chủ trương kêu gọi các doanh nghiệp tăng mức chi trả cho nhân viên.
Tăng tuổi về hưu ở người lao động
Tại Nhật Bản quy định tuổi nghỉ hưu của người lao động là 65 tuổi, là một độ tuổi cao hơn nhiều so với các quốc gia khác. Tuy nhiên tỷ lệ sinh đẻ thấp cũng khiến cho tình trạng già hóa dân số của Nhật đang diễn biến rất nhanh chóng, đây cũng là nguyên nhân khiến lao động Nhật Bản thiếu hụt nghiêm trọng.
Trước tình trạng già hóa và tỷ lệ sinh sản giảm sút. Mới đây, một nhóm bác sĩ Nhật Bản đã đề xuất ý tưởng thay đổi định nghĩa về “người già” và tăng tuổi về hưu lên 75 tuổi, điều này nhằm khuyến khích những người từ 65 tới 74 tuổi tiếp tục làm việc và cống hiến. Theo đề xuất mới, độ tuổi từ 65 tới 74 sẽ là tiền cao tuổi, từ 75-90 tuổi mới là cao tuổi.
Bác sĩ Y-a-xuy-ô-si Ô-u-chi, Cựu Chủ tịch Hội Người cao tuổi Nhật Bản, một trong những người đề xuất dự thảo mới khẳng định: “Nhiều người ở tuổi 60 hay 65 bị buộc phải về hưu trong khi họ vẫn cảm thấy hoàn toàn khỏe mạnh. Những người này vốn quen với việc hỗ trợ người khác nay bỗng dưng phải sống phục thuộc. Chúng tôi nghĩ kiểu tư duy này đã quá lạc hậu”.
Bên cạnh đó, hơn nửa số công ty ở Nhật Bản có kế hoạch nâng cao tuổi lao động lên nhằm bù đắp tình trạng thiếu hụt nhân lực và tận dụng được kinh nghiệm cùng kiến thức chuyên môn của các bậc tiền bối.
Với những quốc gia có dân số già hóa như Nhật Bản, trình trạng thiếu hụt lao động đang là vấn đề nan giải. Ngoài nâng độ tuổi nghỉ hưu của người dân, Nhật Bản vẫn đang đẩy mạnh những chương xuất khẩu lao động, thu hút hàng loạt lao động trẻ tại nhiều quốc gia trên thể giới để bù đắp một phần nào đó cho sự thiếu hụt về lao động.
Việt Nam hiện là một trong những quốc gia có nguồn lực lao động manh mẽ, vì vậy Nhật Bản cũng tung ra nhất nhiều những ưu đãi cho lao động Việt Nam và đây cũng là cơ hội giúp lao động Việt Nam phát triển bản thân cũng như có nguồn kinh tế ổn định.
>> Xem thêm: Cuộc sống của các bạn XKLĐ nghành điều dưỡng viên tại Nhật