Bị cận có tham gia xuất khẩu lao động Nhật Bản được không? Xuất khẩu lao động 365 xin chào quý vị và các bạn chúc mọi người có một ngày mới tốt lành. Ngày này với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ hiện đại, con người được tiếp cận với các thiết bị điện tử từ rất sớm như tivi, điện thoại, máy tính…Vì vậy mà người bị cận ngày càng tăng nhanh. Đây là một căn bệnh không những gây nhiều bất lợi trong cuộc sống mà nó còn ảnh hưởng trực tiếp đến cơ hôi việc làm của người lao động. Vậy người bị cận có tham gia xklđ Nhật Bản được không? Hãy cùng tìm hiểu ở bài viết dưới đây nhé!
Các vấn đề về mắt cần lưu ý khi đi Nhật Bản làm việc
Bị cận có tham gia xuất khẩu lao động Nhật Bản được không? Mắt cũng nằm trong danh sách 13 nhóm bệnh không đủ điều kiện đi Nhật Bản làm việc. Một số bệnh trong nhóm này mà người lao động cần biết.
- Sụp mí từ сấр độ 3 trở lên
- Тһоáі hóa võng mạc
- Тһіên đầu tһống
- Đụс nhân mắt
- Vіêm thần kіnһ thị gіáс
- Сáс bệnh về mắt сấр tính: Vіêm thị tһần kinh сấр, viêm màng bồ đàо cấp,…
Người lao động bị cần có lao động tại Nhật được không?
Thị lực là một trong những yếu tố quan trọng và là điều kiện bắt buộc trong quá trình xét tuyển lao động đi Nhật làm việc. Những năm gần đây tỷ lệ cận thị của giới trẻ tăng nhanh do tiếp xúc với quá nhiều công nghệ từ sớm như tivi, điện thoại, máy tính.
Tuy cận thị không ảnh hưởng quá nhiều tới sức khỏe, nhưng nó lại ảnh hưởng tới hiệu quả của công việc. Nếu người lao động bị cận quá nặng thì tính chính xác của công việc không được đảm bảo. Giả sử bạn đeo kính cũng dễ bị vướng víu hay rơi rớt trong khi làm việc.
Vì thế người bị cận thị đôi khi sẽ bị mất tự tin khi thi tuyển đơn hàng. Tuy nhiên, điều đó không đồng nghĩa với việc người lao động không thể thi đỗ đơn hàng đi Nhật. Tùy vào tính chất công việc của mỗi đơn hàng mà các điều kiện về thị lực sẽ khác nhau. Do đó NLĐ bị cận thị vẫn có thể tham gia và trúng tuyển được nếu như đơn hàng không có yêu cầu đặc biệt. Hiện tại một số ngành nghề đi Nhật có mức yêu cầu thị lực như sau:
- Ngành lắp ráp linh kiện điện tử, may mặc: yêu cầu mức thị lực tốt từ 8/10
- Ngành xây dựng và chế biến thực phẩm: yêu cầu mức thị lực khá từ 5/10 đến 6/10 trở lên
Để tránh bị nhầm lẫn giữa thị lực và độ cận thị, Xuất khẩu lao động 365 đưa ra cách tính sơ qua như sau để người lao động nhận biết dễ dàng:
- Cận 1 độ đeo kính tương đương mức thị lực từ 5/10 đến 6/10
- Cận 2 độ đeo kính tương đương mức thị lực từ 2/10 đến 4/10
Nếu muốn có kết quả chính xác nhất thì người lao động nên tới các trung tâm về mắt uy tín để kiểm tra, sau đó đưa ra lựa chọn phù hợp nhất cho mình.
Giải pháp đi Nhật Bản xuất khẩu lao động cho người cận
Với người lao động bị cận nặng muốn làm việc tại Nhật thì giải pháp hiệu quả nhất lúc này là mổ mắt hoặc tia mắt. Với phương pháp điều trị bằng laser thì cách thức cũng khá an toàn và hiệu quả. Lưu ý phương pháp này dành cho người trên 18 tuổi trở lên. Nếu bạn không bị bệnh nặng về mắt hay có những chống chỉ định bắt buộc nào với cơ thể thì có thể lựa chọn sử dụng phương pháp này.
Tuy nhiên, không phải ai cũng đủ điều kiện để có thể mổ mắt được. Vì vậy, người lao động nên đến các viện mắt uy tín để khám và được bác sĩ tư vấn xem có đủ điều kiện không. Thông thường, sau khi tia mắt, thị lực của người lao động sẽ đạt 9 – 10/10. Lúc này người lao động hoàn toàn có thể tham gia chương trình xuất khẩu lao động Nhật Bản với nhiều lựa chọn đơn hàng hấp dẫn.
>> Xem thêm: Những đổi mới về điệu kiện đi Nhật Bản mới nhất 2022